Cách chọn một cây phao câu Đài phù hợp
Rất nhiều cần thủ trong quá trình đi câu không rõ lắm về việc trong trường hợp nào nên chọn loại phao nào cho thích hợp, hôm nay trong clip này tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm về vấn đề chọn phao câu đài khi đi câu, hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn.
Có một câu nói quen thuộc đó là: “ Phao câu chính là con mắt của cần thủ”, những tín hiệu từ bên dưới sẽ thông qua phao và truyền đến cho chúng ta. Nói về chất liệu làm nên phao câu đài, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phao câu đài, nào là phao cỏ (reed), phao lông công, phao gỗ Balsa hay phao nano.., nhưng điều tôi muốn nói ở đây là hình dáng phao. Có hai loại phao tôi thích dùng nhất, thứ nhất là phao truyền thống, thứ hai là phao hình thoi có dạng hạt táo rất được ưa chuộng hiện nay. Phao hình thoi có đặc điểm là gây ra tác động mạnh, còn phao truyền thống thì có đặc điểm là ổn định. Tuy nhiên bất kể bạn dùng loại phao nào đều cần lưu ý những điểm sau: Thứ nhất, phao phải ném được ra xa, không những ném được ra xa mà còn phải nhìn thấy được phao mới được. Có nghĩa là bạn có ném phao đến đúng điểm câu hay không. Thứ hai, khi đã ném đúng điểm câu rồi bạn phải quan sát được phao nữa, đó mới là điều kiện cần và đủ của một chiếc phao. Ví dụ như hai chiếc phao tôi cầm trên tay (02:09), về cơ bản dáng phao của chúng cũng tương tự như nhau. Không biết bạn có nhìn ra điểm khác nhau giữa hai chiếc phao này hay không, thứ nhất là một chiếc bầu phao dài hơn một chút còn chiếc kia thì chân phao dài hơn một chút, thứ hai là chiếc phao bên tay trái của tôi toàn bộ thân phao và chân phao thô hơn phao bình thường một tí. Khi đi câu cá ở hồ câu dịch vụ đây là loại phao câu đài tôi thường hay sử dụng nhất. Thứ nhất là vì tính ổn định cao, thứ hai là bất kể đi với cần dài bao nhiêu, 7m2 ,8m1 , thậm chí cần dài 9m hoặc 10m kèm theo dây câu dài hơn 10m mà hiện nay đang được sử dụng nhiều kết hợp với loại phao này vẫn có thể ném phao được. Cho nên nếu không có phao to thế này bạn sẽ không ném được đúng điểm câu và cũng khó mà quan sát được phao. Nếu bạn sử dụng chiếc phao mảnh bên tay phải của tôi thì khi dùng cần 9m,10m đi kèm với dây câu 15-16m thì dù cho ném phao đúng điểm câu thì cũng chưa chắc sẽ nhìn rõ được phao. Còn chiếc phao bên tay trái của tôi thì chắc chắn bạn sẽ nhìn rõ được phao dù cho ném xa đến đâu. Đây là chiếc phao A1608, đảm bảo bạn sẽ nhìn rõ được phao trong mọi trường hợp. Còn nếu như tôi muốn câu cá nhỏ như cá diếc, thì chiếc phao này sẽ không phù hợp. Vậy trong trường hợp này tôi nên chọn loại phao nào mới đúng? Theo tôi nên chọn phao câu đài có dáng phao như tôi đang cầm trên tay (04:04), phao này có chân phao mảnh, nhưng hai nấc trên cùng được làm thô hơn, như vậy vừa tăng thêm độ nhạy cho phao vừa khiến ta quan sát được trạng thái của phao. Loại phao câu đài này sẽ tạo ra tác động mạnh hơn chiếc phao tôi mới vừa cầm lên đây( tay trái, 04:21). Tuy nhiên đối vơi phao bên tay trái của tôi, nếu cá nhỏ quá nhiều thì tác động của phao cũng sẽ nhiều lên, phao sẽ liên tục lên xuống theo tác động của cá, vì vậy khi có nhiều cá nhỏ, cá tạp thì phao câu bên tay trái của tôi sẽ thích hợp hơn. Vì chiếc phao này có thể làm giảm bớt đi những tác động tạp của những loại cá con cá tạp, còn chiếc bên phải thì không làm được điều này.
Rất nhiều cần thủ hỏi tôi khi câu cá thiều, cá lăng thì nên chọn loại phao có dáng phao ra sao? Theo tôi bạn nên chọn phao có chân phao dài, đọt phao ngắn, mới nhìn thì từ trên xuống dưới là một thể thống nhất nhưng thực tế phía trước đã được mài dẹp để cho nó có độ trong suốt dễ quan sát và độ nhạy cao. Ưu điểm của dạng phao này là nó dễ dàng trở thân khi bạn ném phao, nhưng tốc độ vào điểm câu sẽ rất chậm, một khi trở thân xong nó sẽ từ từ chầm chậm đến đáy, như vậy cá sẽ có thời gian bơi đến ăn mồi. Nói vậy không có nghĩa là bất kể ở đâu câu cá thiều cá lăng cũng đều dùng loại phao câu đài có dáng phao này. Câu cá tự nhiên có quy luật chọn dáng phao riêng, câu cá ở hồ câu dịch vụ cũng có những quy tắc chọn dáng phao của nó. Như chiếc phao tôi đang cầm trên tay (05:53), vừa câu được ở hồ câu dịch vụ lẫn hồ câu tự nhiên, tuy nhiên khi câu cá tự nhiên ta nên chọn loại phao câu đài có trọng lượng nặng và độ ăn chì lớn một chút, nếu không bạn sẽ không ném được đúng điểm câu.
Có người nói muốn câu cá nhỏ bằng cách câu nổi, nếu bạn chọn câu cá nhỏ câu nổi thì loại phao này không thích hợp( 06:07), lúc đó mặc dù sẽ có trở thân nhưng vì phao quá dài nên nếu bạn muốn câu nổi thì chỉ có thể câu cạn, mà nếu muốn câu cạn thì bạn nên chọn loại cần có hình dáng như thế này( 06:23), toàn bộ chiếc phao ngắn một chút, loại phao ngắn này trước đây khi đi thi câu hoặc câu chì bay( chì chạy) tôi rất hay sử dụng. Còn khi câu trong nhà kính vào mùa đông tôi sẽ dùng loại câu này(06:43), bởi vì nếu so sánh hai chiếc cần tôi đang cầm trên tay(06:48), thoạt nhìn bạn sẽ thấy chúng không khác nhau mấy, đều có dạng hình hạt táo, loại màu trắng là A1601, loại này thì hai bên khá hẹp, tác động của nó khá mạnh, hai loại phao này có chân phao đều được mài dẹp, cách đây hai năm khi tham gia hoạt động câu cá nhà kính ở Bắc Kinh tôi có sử dụng loại phao này, tác động của nó rất mạnh, tín hiệu phao rất tốt, rất hiệu quả.
Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là khi đi câu bạn nên chọn phao một cách lý trí, không nên mù quáng nghe theo số đông hoặc nghe những lời đại loại như: Thầy XXX dùng loại này vậy thì mình cũng dùng loại này chắc chắn không sai… Thực ra không có loại phao này hoàn toàn nhạy hoặc lụt, chỉ có người câu biết sử dụng hay không mà thôi. Thực ra cũng cùng một loại phao bạn hoàn toàn không biết người ta chỉnh mấy nấc câu mấy nấc, cho nên mỗi một người câu có số nấc phao câu và số nấc phao chỉnh khác nhau thì tác động của phao cũng sẽ hoàn toàn khác nhau. Bạn tìm đáy khác nhau thì tác động của phao cũng sẽ khác nhau. Nói đến đây chắc sẽ có nhiều người nói rằng: “ Làm gì mà phức tạp dữ vậy, tôi coi clip thấy họ câu 3 nấc thì tôi cũng câu 3 nấc, không sai đâu được!”. Nhưng bạn có biết họ chỉnh phao mấy nấc hay không? Có thể họ chỉnh 8 nấc câu 3 nấc, cũng có thể họ chỉnh 2 nấc câu 3 nấc. Cho nên họ chỉnh mấy nấc câu mấy nấc, tỉ trọng mồi của họ là bao nhiêu, đáy mà họ tìm ra sao bạn không nắm rõ được thì chắc chắn kết quả sẽ không giống nhau. Cho nên khi đi câu bạn không nên theo đuổi một cách mù quáng những người được cho là cao thủ hay bậc thầy, ngôi sao, mà phải căn cứ vào tình hình thực tế của bản thân. Chỉ cần bạn có thể ném được phao và quan sát được phao là được. Tất nhiên tôi không thể đại diện cho tất cả các bạn trong việc lựa chọn và sử dụng phao. Tôi thấy có nhiều người cứ cố chấp cho rằng mình thích loại phao này, vừa nhìn là biết loại phao nào phù hợp với mình. Như chiếc phao tôi đang cầm trên tay (08:58) cũng rất tuyệt, tín hiệu phao dứt khoát rõ ràng, nhưng vì sao tôi lại không thường dùng nó mà dùng loại khác(tay phải, 09:07)? Bởi vì cảm giác của mỗi người đối với từng loại phao không giống nhau. Còn một loại phao kinh điển nữa, thường được sử dụng trong các cuộc thi câu mấy năm về trước( 09:23), đây là một loại phao vừa truyền thống vừa có hình dáng quả táo đang được ưa chuộng hiện nay, hơn nữa đọt phao của nó cũng đủ dài, khiến cho bạn có nhiều thời gian hơn để quan sát tín hiệu phao. Cho nên sự lý giải của mỗi người đối với phao câu là không giống nhau. Bạn câu ở hồ câu dịch vụ, đi thi câu hay câu ở ao hồ tự nhiên…,mỗi hoàn cảnh khác nhau bạn sẽ lựa chọn loại phao khác nhau. Ví dụ như hôm nay tôi đi câu ở hồ câu dịch vụ, nước rất cạn, khoảng 90cm-1m, lúc này nếu bạn dùng loại phao này thì sẽ không thích hợp( 10:08). Chiếc phao này là loại 49.5, cho nên phao vừa thả xuống nước là gần như đụng vào chì mất rồi. Cho nên nó thực sự không dễ dàng sử dụng trong trường hợp này. Nói không dễ dàng sử dụng không có nghĩa là nó không câu được cá, mà vì nó cứ quấn quanh dây thẻo, khiến ta không cách gì thao tác được. Lúc này ta nên chọn phao ngắn hơn (10:31), loại phao này vừa ngắn vừa nhìn thấy được đọt phao. So sánh hai chiếc phao này (10:44), bạn sẽ thấy chiều dài của chúng chênh lệch khá nhiều. Một loại 49.5, loại kia chỉ dài hơn 30cm, chênh lệch hơn 10cm, cho nên khi câu ở nơi cạn bạn nhất định phải chọn loại phao ngắn. Chỉ cần đảm bảo phao ném được đúng điểm câu và ta nhìn thấy được phao là được.
Khi chọn phao ngoài yếu tố sở thích cá nhân ra thì bạn cần xem xét đến điều kiện thực tế để chọn loại phao cho thích hợp. Trên thực tế không hề có loại nào gọi là “phao vạn năng”, vừa dùng được ở hồ câu dịch vụ vừa câu được cá tự nhiên,vừa có thể câu đáy vừa có thể câu lửng…, cũng giống như không hề có loại “mồi câu vạn năng” nào cả. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là căn cứ vào quá trình đi câu và kinh nghiệm thực tiễn trong thời gian dài rút ra những bài học cho bản thân để ứng dụng vào thực tế cho đúng. Bạn phải không ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm và thay đổi không ngừng mới có thể câu được cá và nâng cao tay nghề của bản thân. “ Dĩ bất biến ứng vạn biến”, đạo lý này không hề thích hợp đối với bộ môn câu cá. Nếu bạn cứ mãi không thay đổi thì sẽ không có được hiệu quả cao trong quá trình đi câu.
Sau khi xem clip này rất nhiều cần thủ sẽ thắc mắc rằng nên chỉnh phao thế nào cho đúng. Cho nên hôm nay tôi sẽ lấy đại một chiếc phao để phân tích cho các bạn rõ hơn nhé!(12:33). Điều bạn cần xác định trước tiên đó là bạn muốn câu loại cá gì, nếu muốn câu cá có kích thước cỡ lớn thì theo tôi bạn nên cố gắng chỉnh đến chân phao. Ta vẫn thường hay nghe nói đến khái niệm “chỉnh đến chân phao”, trên thực tế sau khi chỉnh đến chân phao xong ta có thể bắt đầu câu từ 2-3 nấc, đó là đối với những loại cá thông thường. Nhưng nếu bạn muốn câu cá có kích cỡ lớn như cá trắm cỏ,cá trắm đen… thì bạn nên nhớ rằng cá càng to thì số nấc phao chỉnh càng lớn nhưng khi câu bạn không thể chỉ câu 2-3 nấc, mà có khi câu đến 5-6 nấc hoặc có khi lên đến 7-8 nấc. Vì sao ư? Bởi vì cá lớn sau khi vào ổ mỗi lần nó trở thân thì sẽ rất khó khăn, và trong quá trình trở thân đó rất có khả năng nó sẽ chạm vào phao của chúng ta. Nếu bạn câu ở mức 2-3 nấc chỉ cần đuôi của cá chạm vào phao thì phao của ta hầu như không còn nữa, lúc này bạn bắt buộc phải nhấc cần lên, mà một khi bạn nhấc cần lên thì cá lớn mắc trên đó chắc chắn sẽ chuồn đi mất, đồng thời sẽ mang theo những con cá còn lại trong ổ đi theo. Lúc này bạn chỉ có thể từ bỏ không vội câu tiếp mà nên đợi tất cả ổn định trở lại mới tiếp tục câu. Cho nên việc số nấc phao chỉnh và số nấc phao câu đều lớn mới có thể thực hiện được việc này, nếu bạn câu quá thấp thì chắc chắn sẽ “ xôi hỏng bỏng không”. Bất kể là cá gì, chỉ cần cá đã vào ổ thì phao phải phát huy được đặc điểm lớn nhất của mình đó là phao phải dần dần nâng lên trên. Bởi vì sau khi cá vào ổ thì bản thân nó sẽ có một loại áp lực, sau khi áp lực của cá đi vào thì nếu bản thân phao có số nấc chỉnh lớn thì mồi câu sẽ được kéo lên trên, lúc này phao sẽ nâng nhẹ lên trên, chỉ cần phao nâng nhẹ thì ta đã có thể cảm nhận được rằng cá đã vào ổ và bạn đã có thể chuẩn bị câu được rồi. Khi phao nâng lên trên và đi xuống chầm chậm bạn không cần phải quan tâm đến nó, chỉ cần bạn nghe được tác động lên- xuống- lên- xuống- dừng- lên- xuống…, lúc này bạn nhấc cần lên thì chắc chắn sẽ trúng cá. Còn nếu bạn chỉ câu ở 2 nấc, lúc này bạn nghe được tín hiệu lên- xuống- lên- xuống và cho rằng cá đã cắn câu và vội nhấc cần thì chưa hẳn đã trúng cá, vì rất có thể đó là do cá chạm vào dây câu gây nên tín hiệu giả khiến bạn hiểu lầm.
Trên đây là một số nội dung tôi muốn chia sẻ với các bạn trong clip kỳ này, tất nhiên nói có nhiều bao nhiêu thì cũng chỉ là “ bàn chuyện trên giấy”, tất cả chỉ là lý thuyết suông mà thôi. Hi vọng có một dịp nào đó cùng nhau đi câu thực tế để tôi có cơ hội thể hiện những gì tôi được biết cho các bạn rõ.
Nguồn: Li Da Mao