LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN ĐƯỢC MỘT CẦN CÂU TỐT

Đăng bởi NÔNG NGỌC BIỂN vào lúc 08/07/2021

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN ĐƯỢC MỘT CẦN CÂU TỐT

Chào các bạn! Nhìn vào vị trí tôi đang đứng để quay clip chắc rất nhiều bạn nghĩ rằng tôi đang mở tiệm bán đồ câu đúng không? Thực tế không phải như vậy. Hôm nay chúng tôi quay clip ở Triết Giang, nên có cơ hội đến tham quan xưởng sản xuất đồ câu Kaiwo, chỗ tôi đang đứng là cửa hàng trưng bày của họ. Rất nhiều cần thủ có hỏi tôi làm thế nào để chọn được một cần câu tốt, có người là cần thủ chuyên nghiệp, cũng có nhiều người là nghiệp dư chỉ thỉnh thoảng đi câu giải trí, nhưng tôi quả thực đã nhận được rất nhiều câu hỏi có liên quan đến vấn đề chọn lựa cần câu. Hôm nay tôi có vinh hạnh được đến tham quan xưởng sản xuất đồ câu Kaiwo, bạn nhìn sau lưng tôi bày biện đủ các loại cần câu, nào là cần câu tay, cần câu cacbon…. Thật ra có rất nhiều cần thủ rất mơ hồ trong vấn đề này, có nhiều người khi đặt câu hỏi cho tôi nhưng tôi vẫn không hiểu lắm họ muốn hỏi gì. Nhưng bất kể thế nào trước tiên bạn cần xác định rõ bạn muốn câu loại cá gì, địa điểm câu là đâu, ở hồ câu tự nhiên hay hồ câu dịch vụ… Hôm nay tôi muốn chia sẻ cách chọn cần câu đài một cách đơn giản, những kinh nghiệm của tôi về vấn đề này, hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn.

Xác định mục tiêu của bạn khi lựa chọn cần câu tay

Thật ra tôi cũng phải dân chuyên nghiệp, đối với vấn đề liên quan đến cần câu tôi hiểu biết của tôi cũng vô cùng hạn hẹp, nhưng theo kinh nghiệm cá nhân tôi trước khi chọn một cần câu tôi cần xác định rõ mình cần câu cá gì và địa điểm câu ở đâu, ví dụ như khi tôi câu cá giải trí, thích đi câu ở ao hồ đầm lầy tự nhiên, thì chắc chắn việc chọn cần câu sẽ khác so với khi câu cá ở hồ câu dịch vụ. Ngoài ra khi bạn câu cá ở hồ câu dịch vụ nhưng nếu câu cá giải trí, không có tính cạnh tranh hay không có tình trạng “ giành cá” thì cần câu mà bạn lựa chọn cũng không giống nhau. Một điều nữa là trọng lượng cá mà bạn muốn câu trong ngày khác nhau thì cần câu cũng khác nhau. Ví dụ như bạn muốn câu tổng 50kg, 100kg cá thì cần câu sẽ khác với khi bạn muốn câu chỉ 10kg, 15kg. khi câu ít cá tôi sẽ chọn cần mềm một chút, cuộn dây mảnh một chút, bởi vì khi bạn câu 10kg, 15kg thì cá tất nhiên sẽ dễ câu hơn việc câu được 100kg cá, lúc này chọn cần mềm dây to lưỡi câu nhỏ thì bạn sẽ câu kĩ hơn, từ từ dụ cá. Còn nếu bạn muốn câu số lượng nhiều thì sẽ có giải pháp câu nhanh, lúc này bất kể bạn dùng phương pháp gì thì đều phải đưa cá vào vợt thật nhiều với tốc độ nhanh nhất. Đồng thời cũng là câu cá to với trọng lượng lớn nhưng ở hồ câu dịch vụ với ở đầm hồ tự nhiên thì việc chọn cần cũng sẽ khác nhau. Đối với đầm hồ tự nhiên tôi thường chọn cần câu dài một chút, chiều dài cần câu thường là 6.3m; 7.2m; 8.1m.., thậm chí có nhiều cần thủ hiện nay thích dùng cần câu dài 9m, 10m, như cá nhân tôi vẫn thường hay dùng cần 10m. Khi dùng cần dài như vậy kết hợp với dây trục 15, 16m, tôi sẽ chọn phao lớn một chút, cảm giác thật thú vị. Chắc có lẽ các bạn đã nhìn thấy thao tác này trong các clip cũ của tôi. Lúc này vì cần câu quá dài dây quá dài nên ta không thể vung cần trực tiếp ra xa được nên ta cần phải ném phao đến điểm câu.

Lựa chọn theo độ cứng của cần câu

Liên quan đến vấn đề chọn cần, nói một cách đơn giản ta cần quan tâm đến độ cứng của cần câu tay, ví dụ như 4:6; 3:7; 2:8; 1:9, đây là thông số thường gặp mà chúng ta thường hay nói, còn nếu chuyên nghiệp một chút thì sẽ phân thành đơn vị H, ví dụ 3H, 4H, 5H, 6H, thậm chí hiện nay rất nhiều nhà cung cấp đã sản xuất ra cần 7H, 8H. Độ H càng lớn thì cần càng cứng, đại khái độ cứng cần là như vậy. Như cần 1:9 tương đương với cần 6H trở lên. Ngoài ra mỗi nhà sản xuất khác nhau họ sẽ có tiêu chuẩn về độ cứng khác nhau, cũng có khi cần 6H của nhà sản xuất này lại cứng hơn cần 7H, 8H của nhà sản xuất kia. Bởi vì ngoài tiêu chuẩn khác nhau thì vật liệu sản xuất cần của từng nhà sản xuất sẽ khác nhau nên dẫn đến độ cứng sẽ khác nhau.

Nếu bàn về cần câu thì sẽ liên quan đến rất nhiều kiến thức chuyên ngành, riêng bản thân tôi chỉ muốn chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn, không chuyên cho các bạn được đúc kết từ nhiều năm  kinh nghiệm đi câu của tôi mà thôi. Bàn về độ cứng như tôi đã nói ở trên, nếu muốn hiểu sâu hiểu kĩ thì chúng ta phải tìm đến những người có kiến thức chuyên ngành mới được. Hôm nay tôi có mời đến đây trưởng phòng Phó của xưởng sản xuất đồ câu Kaiwo, với kiến thức chuyên ngành của mình hi vọng anh Phó sẽ cung cấp cho chúng ta nhiều kiến thức chuyên ngành hữu ích. Kết hợp với những kinh nghiệm của tôi, hi vọng rằng sau khi xem xong clip ngày hôm nay các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức mới đầy đủ chính xác hơn về cần câu. Trước nay khi chọn cần câu chúng ta thường dựa vào cảm giác và kinh nghiệm của số đông, ví dụ như câu cá tự nhiên ta thường chọn cần dài, còn câu ở hồ câu dịch vụ ta thường chọn cần ngắn hơn, cứng hơn một chút. Trong hồ câu dịch vụ cũng có phân ra thành câu cá bình thường hay câu thi đấu. Nếu là thi đấu thì ta sẽ chọn cần cứng một chút, còn câu cá bình thường thì sẽ chọn cần mềm hơn, ví dụ như 3H, 3.5H,  cao nhất là 4H, bởi vì nếu câu cá bình thường thì tốc độ chậm, nếu bạn dùng cần quá cứng sẽ dễ dẫn đến tình trạng đứt dây hoặc làm cá chạy mất.

Lựa chọn theo phân bố lực của cần câu

Bây giờ chúng ta sẽ phân tích một cây cần bất kỳ để biết thế nào là phân bố lực của cần câu tay. Thế nào là cần 2:8, cần 3:7, thế nào là cần 4:6 hoặc 1:9. Trên tay tôi đang cầm là cần 5H, chúng tôi sẽ di chuyển đến chỗ tối một chút cho các bạn dễ quan sát nhé. Như các bạn thấy đấy, cần 2:8 sẽ chia thành 10 phần, ở vị trí lóng số 2 ở phía trước của cần sẽ là 8 phần so với phía sau, đây chính là điển hình của khái niệm cần 2:8. Toàn bộ vị trí rung lắc của cần sẽ nằm ở đây, tức là ngay điểm cong của cần, cũng chính là vị trí 2-8 trên cần. Nếu là cần 3:7 thì vị trí này sẽ lùi về sau một chút, cần 4:6 thì càng lùi về sau chút nữa, cần 1:9 thì vị trí này nằm ở chỗ đọt cần, gần như cần không động đậy. Cho nên chúng ta thường hay nghe nói rằng cần câu của bạn là cần 2:8 hay cần 3:7, nhưng trên thực tế không mấy ai hiểu rõ về khái niệm này. Khi bạn cầm một chiếc cần lên và lắc qua lắc lại thì bạn sẽ không phân biệt được rõ lắm độ cứng này. Bây giờ tôi sẽ lấy cần 3H 3.6m, cần 3H tương đương với độ cứng 3:7( hơi mềm hơn một chút), loại cần này tôi đã dùng khi đi câu cá giải trí, cá nhân tôi cảm thấy dùng rất thoải mái, vừa bảo vệ được dây trục vừa bảo vệ được tay, so với cần ban nãy thì cần này mảnh hơn rất nhiều và độ cứng của nó cũng mềm hơn rất nhiều. Toàn bộ cây cần bắt đầu dao động từ vị trí này( 08:43), và liên tục dao động theo hướng này, cho nên nhìn thực tế bạn cũng thấy được cây cần này khá mềm. Có rất nhiều cần thủ sẽ cho rằng cần quá cứng thì khi câu cánh tay sẽ không có lực, quá nặng dễ làm đau vai. Trên thực tế đúng là như vậy. Khi câu cần ngắn chúng ta sẽ cầm cần như thế này, còn khi câu cần dài thì chúng ta sẽ nâng cần như thế này, nếu không cầm đúng như thế này sẽ rất dễ làm đau cổ tay, mà một khi cổ tay bị đau rồi thì rất có thể bạn không thể tiếp tục câu cá được nữa. Còn một vấn đề nữa mà các cần thủ rất quan tâm đó là điểm khác biệt giữa cần 3H và 4H ở đâu. Bạn thử nhìn hai chiếc cần tôi đang cầm trên tay, đều có chiều dài như nhau là 3.6m, đoạn chuôi cần đều là dạng bằng. Bây giờ tôi cầm chắc hai chiếc cần, phía trước tôi cũng chỉnh cho bằng nhau, bây giờ tôi bắt đầu nâng chúng lên, bạn sẽ thấy độ cong của chúng hoàn toàn khác nhau. Cần 3H sẽ cong hơn, nhìn bề ngoài sẽ thấy nó khá mềm, càng đẩy lên trên thì sự khác biệt càng rõ ràng hơn. Dù cho phía trước, phía giữa thậm chí đoạn gần cuối cần đều bằng nhau, nhưng chỉ cần bạn đẩy lên trên thì sẽ có sự chênh lệch rất rõ về độ cong của hai cây cần. Cho nên bất kể bạn chọn cần bao nhiêu H đều không quan trọng, vì mỗi nhà sản xuất sẽ có một tiêu chuẩn khác nhau. Bây giờ tôi sẽ lấy một cây cần 7H 3.6m, loại cần này hiện nay đang rất được ưu chuộng khi câu cá nhiều cá lớn ở hồ câu dịch vụ, có khi một buổi đi câu bạn có thể câu được trên dưới 500kg. Loại cần này không cần lưới vợt, một lúc có thể “bay” được 2 con cá nặng 500g. Nhìn vào lóng số 1 của chiếc cần này bạn cũng có thể thấy được rằng nó rất to, càng về phía trước thì càng mảnh, thử lắc lư chiếc cần ta sẽ thấy nó gần như không hề có độ cong. Dù cho bạn có lắc mạnh toàn bộ cây cần thì cũng không thấy nó cong đi chút nào( ngoại trừ lóng thứ nhất có cong một chút không đáng kể). Loại cần này thích hợp câu cá với tần suất lớn, đây được gọi là cần có độ cứng 1:9, theo như thông số ghi trên cần đây là loại cần 7H, cũng có khi là 8H, 9H tùy vào tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Tất cả những loại cần 6H trở lên chúng ta đều gọi là cần 1:9. Cần 5H gọi là cần 2:8( hơi cứng một chút), còn cần 4H là tương đương giữa cần 3:7 và 2:8. Trong quá trình câu cá tự nhiên ta thường chọn cần giữa 3.5H và 4H sẽ tương đối thích hợp. Loại cần này có thể giữ được dây câu, ngoài ra nó còn có thể câu được cả cá lớn lẫn cá nhỏ. Còn cần 3H trở xuống không phải dùng để câu cá lớn mà nhà sản xuất thiết kế ra loại cần này vì nó có tính thoải mái khi sử dụng, nó tương đối nhẹ, chủ yếu câu cá nhỏ là chính, nhưng nếu bạn thật sự muốn câu khoảng 5kg đến 10kg thì chỉ cần kĩ thuật câu của bạn đảm bảo thì dùng loại cần này vẫn ổn. Hơn nữa rất nhiều cần thủ lão làng rất thích sử dụng cần câu mềm, vì thứ nhất khi dùng cần mềm thì câu sẽ rất thoải mái nhẹ nhàng, thứ hai có thể thể hiện được kĩ thuật của người câu, ngoài ra nó còn mang đến niềm vui thích khi được “vật lộn” với cá cho người câu. Nếu bạn sử dụng cần rất cứng, cộng thêm dây trục dài thì bạn hoàn toàn không biết được niềm vui thích của việc “vật lộn” với cá, sau khi cá cắn câu bạn chỉ cần trực tiếp nhấc cần lên là được. Cho nên rất nhiều cần thủ thường rất mơ hồ không biết nên mua cần 3:7 hay cần 2:8, thực ra điều này không hề quan trọng như bạn nghĩ, chỉ cần bạn xác định mình muốn câu cá gì hoặc thích câu cá gì, khi câu ở hồ lớn bạn chọn cần dài, còn câu ở ao hồ đầm lầy chọn cần ngắn một chút là được. Còn về độ mềm cứng của cần, nếu bạn còn trẻ, khỏe mạnh thì nên chọn cần cứng một chút, nhưng có người lại thích dùng cần mềm một chút, khi cá cắn câu vẫn muốn từ từ dòng cá, hưởng thụ cảm giác lai cá thì cứ chọn cần mềm là được. Việc chọn lựa cần câu có liên quan đến điểm câu, loại cá bạn muốn câu và sở thích cá nhân của người câu. Như bản thân tôi khi chọn cần tôi sẽ xem xét thông số trên cần xem độ cứng của nó là bao nhiêu, sau khi chọn một cây cần xong tôi sẽ cầm cả cây cần lên rung lắc dao động nó xem cảm giác ra sao. Có một số cây cần bạn rung lắc nó nhưng chỉ một bộ phận nào đó dao động thôi chứ không phải toàn bộ cây cần đều dao động, mà như vậy thì sẽ ảnh hưởng  đến lực uốn cong cần, nhất là sau khi trúng cá. Cho nên một cây cần có tốt hay không nó sẽ liên quan đến lực uốn cong cần, nếu lực uốn cong cần đảm bảo thì sau khi trúng cá nó sẽ không làm cho cần bị lắc lư, giống như lực ở lưng của con người vậy. Khi bạn gánh vật nặng nếu lưng bạn khỏe thì sẽ không thấy lắc lư, còn khi lưng không khỏe thì khi bước đi bạn sẽ thấy hai chân cứ run rẩy liên hồi. Khi bạn đi câu cũng vậy. Nếu sau khi trúng cá nâng cần thẳng lên bạn thấy cần cứ lắc lư không ngừng thì chứng tỏ lực uốn cong cần không đủ.

Lực uốn cong của cần

Có điều này tôi muốn hỏi anh trưởng khoa Phó đó là đối với những kiến thức về cần câu chắc chắn anh sẽ chuyên nghiệp hơn chúng tôi, ngoài ra ở xưởng sản xuất đồ câu lớn thì không biết có sự khác biệt rõ ràng nào giữa cần câu chính hãng và những loại cần làm giả làm nhái được bày bán bên ngoài hay không? “ Nãy giờ nghe những chia sẻ phân tích của thầy Li tôi thấy đây đều là những kiến thức chuyên nghiệp vô cùng quý báu. Đối với một cây cần điều quan trọng nhất là tính hoàn chỉnh( toàn diện), tức là đảm bảo khi bạn nâng một chiếc cần lên nó mang lại cảm giác như là độ dài được tăng thêm của cánh tay mình, hoàn toàn hòa hợp vào nhau khiến cho động tác của bạn được tự nhiên thoải mái nhất có thể. Thứ hai đó là lực uốn cong của cần, rất nhiều cần thủ cho rằng cần càng cứng thì lực uốn cong càng mạnh, thực tế không phải như vậy. Lực uốn cong trên thực tế sẽ có một lực được tiết ra bên ngoài, nó sẽ có một độ rung nhất định, hơn nữa nó cũng sẽ truyền tín hiệu trúng cá đến tay bạn, đây mới là điều quan trọng nhất đối với lực uốn cong cần, đảm bảo trong quá trình đi câu toàn bộ mọi tính năng của cần được thể hiện ra hoàn toàn. Ngoài ra thông qua rất nhiều chi tiết nhỏ trên cần ta có thể biết được năng lực chế tạo, cũng như những chi tiết về sơn màu trên cần… Ví dụ như khi cầm một cây cần trên tay rất nhiều người sẽ mở ra xem vách trong cần có sáng bóng hay không, chỗ phần khớp nối có được gia công kĩ càng hay không, những điều này chỉ cần quan sát bằng mắt thường ta có thể nhận ra nhau. Ví dụ như vị trí này nếu như bị ngấm nước thì nhất định nó sẽ bị rít chặt vào nhau cho nên nhất định phải có holder lock sealine có tác dụng thoát nước để khi ta thu cần không bị kẹt lại. Nhất là đối với những cây cần truyền thống thường rất dài, hơn 1m, khi thu cần lại không thu được thì rất khó chịu, cho nên chúng ta thường hay đạp lên cần, thụt lên thụt xuống. Ngoài ra ta còn xem vòng tròn quanh bề mặt gắn nắp cần có hiện tượng chỗ dày chỗ mỏng hay không, nếu có thì chứng tỏ khi cuộn vật liệu cần có hiện tượng lệch tâm, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự chịu lực của cần. Thêm nữa là lóng thứ nhất của cần nếu muốn biết độ chịu lực của nó tốt hay không bạn cứ thử xoay 1 vòng, như khi tôi đang xoay cây cần trên tay, gần như không hề thấy cây cần có bất kì chuyển động nào. Còn nếu như khi xoay trên tay bạn thấy cần liên tục rung lắc chuyển động thì chứng tỏ độ dày vách cần không đều nhau. Còn khi thả toàn bộ lóng cần ra cho nó dao động thì ta có thể cảm nhận được độ mềm cứng cua cần cũng như xem xét cây cần đó có phù hợp với mình hay không? Một cây cần tốt thì bất kể dài hay ngắn nó đều phải có độ thẳng đứng nhất định, đảm bảo toàn bộ cây cần là một thể thống nhất trên 1 đường thẳng đứng. Tôi thấy có rất nhiều cần thủ khi thử độ rung cần thường hay nhắm mắt để rung cần, tức là không cần dùng mắt quan sát mà thông qua lực truyền đến tay để cảm nhận được lực rung của cần. Những cần thủ lâu năm thường dùng cách này để cảm nhận độ chịu lực của cần câu.

Mẹo nhỏ chọn cần câu tay cho cần thủ mới nhập môn

Còn đối với những cần thủ mới nhập môn, họ thực sự không biết nên chọn cần câu thế nào cho đúng. Đối với những cần thủ lâu năm dày dặn kinh nghiệm đối với họ việc rung cần để xem xét độ đồng tâm, tính thống nhất của cần quá đơn giản. ở đây tôi muốn nhắc các bạn là khi nâng cần để kiểm tra bạn nên để cần vào chỗ trắng( chỗ sáng) chứ đừng nhắm vào chỗ đen trên tường hoặc trên trần, sau đó ta từ từ chuyển động để xem xét từ lóng thứ nhất đến lóng cuối cùng của cần có chỗ nào bị cong hay không. Điều này chỉ cần chuyển động cần từ từ ta sẽ nhìn thấy ngay, lưu ý là phải để cần nhắm vào chỗ sáng cho dễ quan sát nhé. Nhìn như vậy ta có thể biết được độ đồng tâm của cây cần đó có đảm bảo hay không. Một cây cần có độ đồng tâm càng tốt thì nó sẽ càng thẳng, như vậy tất cả những tín hiệu về cá như khi nào cá cắn câu, khi nào cá bị đâm, trọng lượng cá ra sao, khi nào nên nhấc cần…. đều được truyền đến cánh tay của bạn. Một khi những tín hiệu thực tế này được truyền đến cánh tay bạn một cách chính xác thì chúng ta đã nắm được con cá đang cắn câu này là cá lớn hay cá nhỏ, bước tiếp theo ta nên làm gì…

Hôm nay rất cảm ơn trưởng phòng Phó đã chia sẻ rất nhiều kiến thức quý báu cho chúng ta về cần câu. Trước đây những kiến thức mà tôi có được đa phần đều rút ra từ cảm giác và kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình đi câu. Hôm nay thật sự đã biết thêm được nhiều kiến thức chuyên môn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi clip lần này, hi vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình chọn cần mua cần và giúp bạn chọn được 1 cây cần như ý. Xin chào và hẹn gặp lại trong clip kì sau!

Bài viết được dịch từ chia sẻ của thầy Li Damao.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Facebook Ngọc Biển Fishing 0387268838
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Ngọc Biển Fishing
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn